Ánh đèn dịu dàng trong phòng ngủ toả sang, cô nhón chân đi lên gác, cẩn thận đẩy cửa phòng. Trịnh Hy Tắc đang trùm chăn nằm trên giường, lưng quay về phía cô, ngủ yên.
Ánh đèn mờ mờ in hình bóng anh nhưng trông không rõ, thoảng như trong mơ, giống như ngôi nhà mà cô đã từng thấy trong giấc mơ.
Nhưng chủ nhân của ngôi nhà ấy lại không phải là anh.
Cô bịt miệng, vội chạy mấy bước vào nhà vệ sinh, mở vòi nước, mặc cho nước xối xả trên đầu.
Phải kìm nén trong lòng muôn vạn lời muốn nói, cuối cùng cô đã có thể để mặc cho những dòng nước ấm hoà lẫn với những giọt nước mắt đau khổ chảy dài trên mặt mà không sợ ai trông thấy. Cô quỳ sụp xuống trên nền gạch men giá lạnh, mặc cho làn hơi nóng chảy trên lưng truyền khắp cơ thể. Chìm trong tiếng nước xối rào rào, cô không hề hay biết có một người đang đứng lặng im ở phía ngoài cửa nhà vệ sinh.
Trong tay anh là chiếc khăn tắm cô thường dùng.
Ánh sáng chiếu qua cánh cửa kính hình hoa súng soi rõ vẻ u buồn trong đôi mắt trống rỗng của anh, bởi vì trái tim anh đang thổn thức, tiếng thổn thức âm trầm cố ghìm nén.
Lẽ ra anh nên bước tới khi bọn họ rời khỏi quầy rượu.
Anh đã nghe thấy lời nhắn lại từ nhân viên thư ký từ lúc sớm, và anh đã bảo lái xe đến đó, nhưng xem ra mấy người phụ nữ uống say đều rất vui, và điều ấy đã khiến anh từ bỏ ý định xuống xe, chờ cho đến khi mọi người đều đã rời đi.
Nếu như lúc ấy anh có thể bước tới thì sẽ không có kết quả này, ít ra thì cô cũng đã không khóc đau lòng như vậy, và cũng không mệt mỏi và tổn thương như vậy.
Anh, con người do dự rút cục đã đến chậm một bước chính vào khi đôi nam nữ đã từng yêu nhau nhìn nhau qua một con đường, anh đã lựa chọn đứng lại nhìn theo bóng họ rời xa. Và cũng chính lúc ấy anh mới phát hiện ra rằng nỗi đau mà cô đã từng cố gắng gần quên đi, dường như lại trở lại trong lòng.
Anh cúi đầu, đưa tay rỗ rỗ đầu thuốc lá lên trên tường, lặng lẽ lấy bật lửa ra châm, rít một hơi thật sâu rồi buồn bã quay người đi.
Cô đã không muốn cho người khác thấy được nỗi đau của mình. Anh biết điều đó.
Vì họ cũng đã ở bên nhau 4 năm rồi.
Cũng lâu như người ấy.
CHƯƠNG 7. CHUYỆN NĂM 2001 (phần 1)
Tết, Lương Duyệt thu mình trong cái lồng chim, một mình đối diện với tiếng pháo đinh tai và với niềm vui khắp đất trời.
Trong những ngày cả nứơc vui đón xuân sang, cô bị vứt lại đây một mình thật đáng thương.
Phương Nhược Nhã vẫn bị cha mẹ đưa xe tới đón về, mỗi một dịp lễ tết thì nỗi nhớ những người thân đã được cha mẹ cô thể hiên một cách hết sức sâu sắc. Chuông cửa vừa reo, Phương Nhược Nhã vẫn còn đang chuẩn bị đồ ăn cho bữa tối, Lương Duyệt chạy ra mở cửa thì thấy có 2 người trung niên mà cô không quen đứng ở cửa hỏi thăm về Phương Nhược Nhã. Nguời cha với nét mặt giận dữ và người mẹ trông hiền từ và cao quý của Vương Nhược Nhã cùng xuất hiện ở một nơi mà nghe nói chưa bằng cái nhà xí của nhà cô. Việc ấy đã khiến cho cô vô cùng kinh ngạc, cha cô thì lại càng thấy ngạc nhiên hơn.
Đây là cuộc sống mà trước đó Phương Nhược Nhã chưa bao giờ trải qua, thế mà cô đã kiên trì suốt nửa năm.
Sau khi hai mẹ con cùng khóc lóc với nhau một lúc, không để ý gì đến người cha với vẻ mặt nghiêm khắc bên cạnh, cô lặng lẽ thu xếp hành lý nhét vào mấy bộ quần áo, lặng lẽ đi theo cha mẹ. Khi đi qua đầu giường của Lương Duyệt, cô hỏi với giọng lo lắng khi để lại bạn ăn Tết một mình: “ cậu ở lại một mình có được không? Hay là mình ở lại cùng cậu nhỉ?” Lương Duyệt với chiếc cằm nhọn vội đưa tay ra xua và trừng mắt làm bộ coi thường nói : “ một lát nữa Trung Lỗi sẽ đến đây cùng ăn Tết với mình, cậu không định ở lại làm cái bóng đèn đấy chứ?”
Phương Nhược Nhã biết rõ là cô đã nói dối nhưng vẫn làm ra vẻ căm ghét đến cực độ, trề môi ra, “xì, cái thứ người ta coi là rác thì cậu lại coi là của quý, cứ tưởng híêm lắm đấy! Cậu tưởng là mình mắc bệnh à? Cả ngày nhìn các cậu cũng đủ phát ngấy! Không cần thì thôi, vậy mình đi đây. Nhưng mình phải nhắc cậu không có chỗ nào bán thuốc hối hận đâu đấy nhé!”. Nói xong, để chứng tỏ ý chí kiên quyết của mình, cô khoác chiếc túi lên vai, cúi đầu và đi nhanh ra cửa.
Cùng với tiếng sầm một cái của cánh cửa sắt, trong phòng lập tức trở nên trống trải.
Phương Nhược Nhã là người cuối cùng trong số mấy chị em ra về. Cô cũng đã định đưa Lương Duyệt đi xem lễ hội vào mùng Một tết, đã hẹn rằng hai chị em sẽ cùng ở bên nhau, ấy thế mà sang sớm ngày Ba mươi cô lại bị cha mẹ tới lôi về nhà để sum họp. Còn chị Tề mang theo con và Vu Đình Đình, Cố Phán Phán đã sớm trở thành những thành viên trong đoàn quân Xuân Vận, cách đó cả chục ngày, họ đã thay nhau mang theo ghế con tới ga xe lửa để xếp hàng, cố sống cố chết để mua bằng được chiếc vé tàu, để về quê đoàn tụ với gia đình trong dịp tết.
Đến sáng ngày hai mươi chín, bọn họ mang theo túi lớn túi nhỏ và cả niềm vui trở về nhà. Trước khi đi, Hinh Hinh không quên quay lại thơm lên Lương Duyệt lúc đó đang ở trên giường, rồi vui vẻ vẫy tay nói: “Con chào mẹ Tư.”
Lương Duyệt rất ghét cách gọi ấy. Là người Đông Bắc, nên Lương Duyệt đã quen với việc không phân biệt âm cuốn lưỡi và không cuốn lưỡi, thường phát âm hai từ “tư” và “sụ” như nhau, vì thế mà có người đã gọi cô là “mẹ Sự Nhi”.
Nhưng lúc ấy, cô cũng không để bụng, mà chỉ thấy trong lòng rất xúc động. Đúng là một câu chào tạm biệt rất thân thương, ấm áp, ít nhất thì nó cũng có nghĩa là sẽ gặp lại trong tương lai. Vì thế cô đã mỉm cười, đưa mắt tiễn các chị em, vào đúng lúc mà tiếng băm nhân bánh chẻo chuẩn bị cho bữa cỗ tất niên của mọi nhà vang lên.
Ánh nắng trưa ngày ba mươi rất ấm áp, khiến người ta cảm thấy ngày đông giá lạnh cũng trở nên rất đẹp. Tết đã đến rồi, Lương Duyệt quyết định sẽ thưởng cho mình một bữa cỗ tất niên. Chuẩn bị túi xong, cô vội chạy đến siêu thị kiếm chút đỗ, vì nghe nói, đến chiều ba mươi những nơi như siêu thị cũng đóng cửa.